Nội dung Alexiad

Alexiad được chia thành 15 quyển và phần đề tựa; phạm vi của nó được giới hạn trong thời gian trị vì của Alexios, do đó nó có thể miêu tả rất đầy đủ và chi tiết.[1] Anna Komnene cung cấp tư liệu về một trong những thời kỳ hoạt động tích cực nhất trong giai đoạn cuối thời Trung Cổ, đặc biệt là mối quan hệ chính trị giữa Đế quốc Đông La Mã và các cường quốc Tây Âu. Alexiad vẫn là một trong số ít nguồn sử liệu chính ghi lại phản ứng của Đông La Mã đối với Đại ly giáo năm 1054 và cuộc Thập tự chinh thứ nhất,[2] cũng như cung cấp tư liệu trực tiếp về sự suy giảm ảnh hưởng văn hoá Đông La Mã ở cả phía Đông và Tây Âu.[3]

Theo Peter Frankopan, nội dung của Alexiad được chia thành năm loại chính:

1. Các cuộc tấn công chống lại Đế quốc Đông La Mã của người Norman, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Robert Guiscard (Quyển 1–6):

Quyển 1 nói về việc Alexios trở thành tướng lĩnh và nhậm chức Domestikos ton Scholon. Nó cũng thảo luận về quá trình chuẩn bị cho cuộc xâm lăng của người Norman. Quyển 2 nói về cuộc dấy loạn thời Komnenos.Quyển 3 nói về sự kiện Alexios lên ngôi Hoàng đế (1081), các vấn đề nội bộ với gia tộc Doukas, và quân Norman vượt qua biển Adriatic.Quyển 4 nói về cuộc chiến tranh chống lại người Norman (1081 - 1082).Quyển 5 cũng nói về cuộc chiến tranh chống lại người Norman (1082 - 1083), và cuộc đụng độ đầu tiên của họ với "những kẻ dị giáo".Quyển 6 nói về sự chấm dứt cuộc chiến với người Norman (1085) và cái chết của Robert Guiscard.

2. Những mối quan hệ giữa Đông La Mã với người Thổ (Quyển 6 - 7, 9 - 10, và 14 - 15):

Quyển 7 nói về cuộc chiến tranh chống lại người Scythia (1087 - 1090).Quyển 9 nói về các chiến dịch thảo phạt người Tzachas và dân vùng Dalmatia (1092 - 1094), và âm mưu phản nghịch của Nikephoros Diogenes (1094).Quyển 10 nói về cuộc chiến tranh chống lại người Cuman và sự khởi đầu của cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1094 - 1097).Quyển 14 nói về người Thổ, người Frank, người Cuman và người Manichea (1108 - 1115).Quyển 15 nói về những chuyến viễn chinh cuối cùng - Bogomils - Cái chết của Alexios (1116 - 1118).

3. Người Pecheneg xâm nhập vùng biên cương phía bắc Đông La Mã (Quyển 7 - 8):

Quyển 8 nói về việc chấm dứt chiến tranh Scythia (1091) và các âm mưu phản loạn chống lại Hoàng đế.

4. Cuộc Thập tự chinh thứ nhất và phản ứng của Đông La Mã (Quyển 10 - 11):

Quyển 11 cũng nói về cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1097 - 1104).

5. Các cuộc tiến công biên giới Đông La Mã của Bohemond I xứ Antiochia, con Robert Guiscard (Quyển 11 - 13)[2]

Quyển 12 nói về các xung đột trong nước và chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ hai của người Norman (1105 - 1107).Quyển 13 nói về âm mưu tạo phản của Aaron và cuộc xâm lược lần thứ hai của người Norman (1107 - 1108).

Mặc dù Anna Komnene tuyên bố rõ ràng ý định của mình muốn ghi chép các sự kiện chân thực, vẫn tồn tại sự thiên vị về các vấn đề quan trọng. Xuyên suốt nội dung của Alexiad, Anna Komnene luôn nhấn mạnh Alexios là một "vị hoàng đế Kitô giáo đặc biệt" về mặt đạo đức, cũng như được ca ngợi về mặt chính trị, khá là phổ biến. Frankopan thường so sánh thái độ ứng xử của Alexios trong tác phẩm cho đến bút lực mang đậm truyền thống của thể loại tiểu sử các vị thánh, trong khi đối chiếu nó với bức chân dung tiêu cực nói chung hoặc sự vắng mặt hoàn toàn của những người kế vị John II và Manuel I.[4] Anna bàn về người Latinh, (Norman và "Frank"), coi họ như những kẻ man rợ. Sự kỳ thị này còn mở rộng sang người Thổ và dân Armenia. Alexiad cũng lên tiếng chỉ trích Ioannes II Komnenos vì vụ kế vị ngai vàng (thay thế Anna) sau cái chết của Alexios. Theo quan điểm của người đọc hiện đại, sự mâu thuẫn trong việc miêu tả các sự kiện quân sự và những bất hạnh của Đế chế - một phần là do những ảnh hưởng văn học và nhất là Homer - có vẻ như hơi phóng đại và rập khuôn. Bất chấp những vấn đề đó, George Ostrogorsky vẫn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Alexiad trong vai trò của một nguồn sử liệu chính yếu.[5]